Cách Đọc Thông Số Dây Điện

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại dây điện khác nhau, với mỗi dây điện khác nhau chúng có thể được sản xuất khác nhau về công năng, nguyên vật liệu, thành phần cấu tạo nên chúng để phù hợp cho mỗi nhu cầu của người sử dụng, thú thật nếu bạn là những kĩ sư điện, hay làm những việc liên quan đến các thiết bị điện thì việc đọc hiểu các loại dây cáp điện nói chung là một điều không thể thiếu? Vì khi hằng ngày phải tiếp xúc nhiều với các loại dây điện khác nhau, khi mà ít nhiều chúng ta hiểu được cấu tạo của nó thì việc lắp đặt cũng một phần nào đó sẽ dễ dàng hơn.

Dưới đây là một chút các thông số kĩ thuật mà ta thường thấy được in bề ngoài vỏ của dây điện, chỉ cần đọc hết bài viết này của TWD chia sẻ thì tôi tin chắc chắn rằng bạn sẽ đọc được thông số của các loại cáp điện cơ bản dễ dàng. Cùng Tìm Hiểu Nhé!

Các Kí Hiệu Cơ Bản Thường Thấy:

E: lớp tiếp địa

- 20A: 20 Ampe là mức tối đa.

1P, 2P, 3P: Tương ứng các dòng điện 1 pha, 2 pha, 3 pha.

DSTA: Giáp hai lớp băng nhôm (thường dùng cho cáp 1 lõi) – Double Aluminum tape Armoured

Cu: kí hiệu của vật liệu làm bằng đồng (theo kí hiệu của bảng hóa học)

PVC: Đây là lớp vỏ bọc bằng PVC, bọc bên ngoài lớp cách điện XLPE

XLPE: chất liệu dùng để cách điện giữa các pha của dây điện, cáp điện

Mở Rộng Kí Hiệu Thiết Bị Đóng Cắt:

MCB (miniature circuit bkeaker) – là aptomat tép: được dùng để ngắt các dòng nhỏ tối đa là 10KA (dành cho các tầng có tải trọng thấp).

- MCCB (moulded case circuit breaker) – là aptomat khối được dùng để cắt các mạch lớn tối đa là 80KA, được sử dụng nhiều ở dân dụng hay còn được gọi là aptomat tổng.

 

hình ảnh cấu tạo cáp điện

Các Kí Hiệu Khác Trên Dây Cáp Điện:

- Ta thường thấy kí hiệu: 0,6/1kV tức là cấp điện áp của cáp theo tiêu chuẩn IEC là : Uo/U( Um)

   + U: là điện áp định mức ở tần số công nghiệp (50Hz) giữa dây dẫn của cáp với nhau(điện áp pha) mà cáp được thiết kế để chịu được

   + Uo: là điện áp định mức ở tần số công nghiệp (50Hz) giữa dây dẫn của cáp với đất hoặc với lắp bọc (màn chắn) kim loại mà cáp được thiết kế để chịu được

   + Um: Điện áp tối đa mà cáp chịu được

- ABC: Cáp nhôm vặn xoắn

- XLPE-SC: SC là có màn chắn kim loại cho lõi cáp bằng bằng đồng

- XLPE-SB: SB có lớp bọc lưới đồng chống nhiễu

- ACSR: Là dây phức hợp gồm các sợi dây nhôm bên ngoài chịu trách nhiệm dẫn điện, sợi lõi thép bên trong chịu lực căng dây
50/8mm2 có ý nghĩa là thiết diện nhôm 50mm2, phần thiết diện lõi thép 8mm2.

- LSFH (Low Smoke Free Halogen Cable): Cáp ít khói không sinh độc tố

Đọc Và Hiểu Ví Dụ Một Số Loại Cáp:

- Cáp điện loại CEV-4×1.5 (4×7/0.52-0.6/1kV)

   + C: chỉ vật liệu lõi dẫn bằng đồng

   + E: lớp cách điện được làm bằng XLPE

   + V: lớp vỏ bọc ngoài được làm bằng chất liệu PVC 

   + 4×1.5: chỉ loại cáp có 4 ruột, mỗi ruột có tiết diện là 1,5mm2

   + 4×7/0.52: chỉ loại cáp 4 ruột, mỗi ruột bện bằng 7 sợi, mỗi sợi có đường kính d = 0,52mm

   + 0.6/1kV: 0.6: Dây dùng cho mạng điện hạ áp, lớp cách điện của vỏ đã được thử nghiệm ở điện áp 1kV.

   + MCB-1A-20A: Aptomat 1 tép, điện 1 pha, công suất cực đại 20 Ampe

- Cu/Xlpe/Pvc: Dây đồng, vỏ nhựa PVC, lớp ngăn cách bằng chất liệu Xlpe.
- 4x1c-300mm2- cu/Xlpe/Pvc + E150: Dây điện lõi đồng bọc nhựa PVC, lớp cách điện là xlpe, dây lõi 4 và mỗi lõi có tiết diện 300mm2, dây tiếp địa là có tiết diện 150mm2

- Cu/Pvc 2(1×1.5)mm2+E(1×1.5)mm2 – on D16: Dây diện 3 lõi đồng, phủ bên ngoài bằng nhựa PVC, 2 lõi tiết diện 1.5mm2, lõi tiếp địa bằng đồng 1.5mm2

- Cu/Xlpe/Pvc (2×6)mm2+(1×6)mm2 – on d32: Dây diện 3 lõi đồng 2 pha, lớp cách điện giữa các pha là XLPE, 2 lõi tiết diện 6mm2, 1 dây trung tính tiết diện 6mm2

- [C¸P CU/Xlpe/DSTA/Pvc(2×35)+pvc(1×35).E]-MC: Dây đồng 3 lõi 2 pha, lớp cách điện giữa các pha là XLPE, 2 lõi tiết diện 35mm2, 1 lõi tiếp địa tiết diện 35mm2.

Trên đây là những chia sẻ của TWD về cách đọc thông số dây cáp điện hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn một phần nào đó trong công việc và lựa chọn mua cáp được tốt hơn. TWD đang phấn phối cáp lapp bạn cũng có thể tham khảo tại đây.

|Đọc thêm: Lịch Sử Hình Thành Cáp Lapp